PVLC Thứ 4 Tuần VII Thường Niên
và Lễ Thánh Polycarpo Giám mục Tử đạo
ngày 23/2
 

Bài Đọc I: (Năm II) Gc 4, 13b-18

"Đời sống anh em là cái ǵ? Lẽ ra anh em phải nói rằng: 'Nếu Chúa muốn'".

Trích thư của Thánh Giacôbê Tông đồ.

Anh em thân mến, bây giờ anh em nói: "Hôm nay hoặc ngày mai chúng tôi sẽ đến một thành nọ, rồi ở lại đó một năm mà buôn bán kiếm lời". Nhưng anh em đâu có biết ngày mai sẽ ra sao. Bởi v́ đời sống anh em là cái ǵ? Là một chút hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi biến đi. Lẽ ra anh em phải nói rằng: "Nếu Chúa muốn, và nếu chúng tôi c̣n sống, chúng tôi sẽ làm điều này điều kia". Nhưng này đây, anh em huênh hoang với những lời khoác loác. Mọi kiểu, huênh hoang như thế đều xấu xa. Vậy ai biết điều lành mà không làm, th́ mắc tội.

Đó là lời Chúa. 

Đáp Ca: Tv 48, 2-3. 6-7. 8-10.11

Đáp: Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ (Mt 5, 3).

Xướng: 1) Hỡi các dân, xin nghe lấy chuyện này; xin hăy lắng tai, hết thảy những ai cư ngụ địa cầu, người phận nhỏ cũng như người quyền thế, kẻ giàu sang cũng như kẻ cơ bần! - Đáp.

2) Tại sao tôi phải kinh hăi trong ngày tai hoạ, khi ác tâm quân thù mưu hại bao bọc quanh tôi? Bọn người này tin cậy vào tài sản, chúng tự hào v́ có bạc vạn tiền muôn? - Đáp.

3) Nhưng thực ra không ai tự cứu được bản thân, cũng không ai dâng được lên Chúa giá tiền chuộc mạng. Giá chuộc mạng quá đắt, không bao giờ người ta có đủ, hầu mong sống măi đời đời, không phải nh́n coi sự chết. - Đáp.

4) Bởi lẽ người ta thấy cái chết cả những người khôn, kẻ dại kẻ ngu cũng đều phải chết, để lại cho người khác tài sản của ḿnh. - Đáp. 

 

Alleluia: Tv 129, 5

Alleluia, alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy ở lời Chúa. - Alleluia. 

Phúc Âm: Mc 9, 37-39

"Ai không chống đối các con, là ủng hộ các con".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo ta, và chúng con đă ngăn cấm y". Nhưng Chúa Giêsu phán: "Đừng ngăn cấm y, v́ chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con".

Đó là lời Chúa.

Suy Niệm Cảm Nghiệm  

"Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con"  

Suy Niệm 

Bài Phúc Âm hôm nay, có thể nói, vừa tiếp tục bài Phúc Âm hôm qua về văn tự (trong cùng một đoạn và tiếp tục các câu ngay sau các câu của bài Phúc Âm trước) vừa tiếp tục về tinh thần phàm tục của các tông đồ nữa. 

Thật vậy, nếu trong bài Phúc Âm hôm qua các vị đă bày tỏ tinh thần phàm tục của ḿnh qua việc tranh giành nhau về ngôi thứ trong nội bộ của các vị, th́ trong bài Phúc Âm hôm nay các vị tiếp tục tinh thần tranh giành nhau về quyền lực cùng uy thế với bất cứ ai không thuộc về nhóm của các vị, như chúng ta thấy nơi câu tŕnh của vị tông đồ vốn tự nhận ḿnh là "người môn đệ được Chúa Kitô yêu" (Gioan 19:26, 20:2, 21:7,20):  "Khi ấy, Gioan thưa cùng Chúa Giêsu rằng: 'Lạy Thầy, chúng con thấy có kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ, kẻ đó không theo ta, và chúng con đă ngăn cấm y'". 

Ở đây, trong trường hợp này, qua lời của tông đồ Gioan, chúng ta không biết 2 điều cần: thứ nhất đó là "kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ" đây là ai? thuộc loại người nào?? - Có phải là một người biệt phái hay luật sĩ là những người vốn cảm thấy ḿnh đầy uy lực và thế giá trước mặt dân chúng nhưng lại là thành phần hầu như đa số có khuynh hướng thù địch với chung nhóm tông đồ, nhất là với riêng bản thân Chúa Giêsu là Thày của các vị hay chăng? 

Điều thứ hai chúng ta không biết được nơi câu tŕnh của tông đồ Gioan đó là nhân vật "nhân danh Thầy mà trừ quỷ" ấy có thành công hay chăng? Nghĩa là có thực sự trừ được quỉ hay chăng?? Như Thày của các vị??? Và nếu quả thực "kẻ" ấy trừ được quỉ như Thày của các vị, trong khi chính các vị, vào lúc Thày của các vị ở trên núi biến h́nh th́ ở dưới núi các vị đă không trừ được quỉ, như bài Phúc Âm Thứ Hai đầu tuần này cho thấy, th́ chẳng có ǵ là khó hiểu khi Chúa Giêsu biết được tâm trạng của các vị, như chúng ta đọc thấy thái độ dường như chất chứa ḷng ghen tị của các tông đồ qua câu tông đồ Gioan nói. 

Hai chi tiết được suy diễn trên đây có thể đúng: "kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ" là một người biệt phái hay luật sĩ và họ có thể đă thực sự trừ được quỉ. Bởi v́, có thể nói thế nhờ căn cứ vào lời Chúa Giêsu nói với chung các tông đồ, chứ không phải chỉ nói riêng với tông đồ Gioan, v́ Người biết được tinh thần phàm tục nơi chung thành phần môn đệ của Người, chứ không phải chỉ có một môn đệ nào thôi, và cũng có thể là Người đă biết rằng các môn đệ đă x́ xèo với nhau về sự kiện lạ thường xẩy ra ngoài nhóm của các vị nên các vị đă cử tông đồ Gioan dễ thương đại diện tŕnh cho Người biết. 

Lời của Chúa Giêsu nói ở đây được Thánh kư Marco ghi lại nguyên văn như sau: "Nhưng Chúa Giêsu phán: 'Đừng ngăn cấm y, v́ chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy. Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con'". 

Trong câu nói này của Chúa Giêsu, chúng ta thấy đối tượng được Chúa Giêsu nói tới "kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ" có thể là một nhân vật thuộc phe biệt phái hay luật sĩ, thành phần hầu như đa số thường ác cảm với Người, chống đối Người, bắt bẻ Người từng li từng tí, t́m cách gài bẫy Người, thậm chí chụp mũ xuyên tạc Người nữa, cho Người lấy quỉ tướng trừ quỉ con v.v., v́ Người nói đến chi tiết liên quan đến khuynh hướng và thái độ của thành phần này như sau: "Chẳng ai có thể nhân danh Thầy mà làm phép lạ, rồi liền đó lại nói xấu Thầy". 

Cũng căn cứ vào câu nói này của Chúa Giêsu th́ có thể là "kẻ nhân danh Thầy mà trừ quỷ" ấy, cho dù là ai chăng nữa, như một nhân vật biệt phái hay luật sĩ nào đó, vẫn có thể thực sự trừ được quỉ, vẫn có thể "làm phép lạ". Bởi v́, theo nguyên tắc, họ chỉ là phương tiện chứ không phải nguyên lư của chính việc (trừ quỉ hay phép lạ) họ làm. 

Đúng thế, nguyên lư chính yếu trong việc trừ quỉ hay làm phép lạ, những tác động hoàn toàn vượt khỏi tầm tay hữu hạn bất lực của con người, những việc làm thuộc về thế giới thần linh, chỉ xuất phát từ thần linh, từ quyền lực bởi trời, từ uy quyền của duy "danh Thày" mà thôi. Ma quỉ là loài vốn có quyền năng hơn loài người, nó không thể bị loài người khu trừ, ngoại trừ loài người được ban cho một quyền lực cao tay hơn nó, như từ Chúa Giêsu Kitô, Đấng mà tên quỉ câm đă từng ám bé trai từ lâu, như bài Phúc Âm Thứ Hai đầu tuần này thuật lại: "Vừa thấy Chúa Giêsu, quỷ liền dằn vặt đứa bé dữ dội, đứa bé ngă ra, xùi bọt mép, lăn lộn trên đất"

Bởi v́ Thiên Chúa mới là chính, c̣n tất cả mọi sự khác chỉ là những ǵ phụ thuộc, bao gồm mọi tác nhân, dù thuộc thành phần nào, dù là biệt phái hay luật sĩ hoặc tông đồ, thậm chí dù xấu đến đâu chăng nữa, (như trường hợp vị linh mục thừa tác viên thánh vừa phạm tội trọng xong, cho dù có ban các bí tích thánh ngay sau đó th́ bí tích ngài ban ấy vẫn thành), cũng đều là phương tiện được Chúa sử dụng để thực hiện ư định vô cùng khôn ngoan, toàn năng và yêu thương của Ngài trong việc tỏ ḿnh Ngài ra qua họ và cho chính họ, mà tất cả đều b́nh đẳng trước mặt Chúa, đều không được nghi kỵ chống đối hay tranh giành nhau, như chính Chúa Giêsu đă minh định và xác quyết với các môn đệ của Người trong câu cuối cùng của bài Phúc Âm hôm nay: "Ai chẳng chống đối các con, là ủng hộ các con". Nghĩa là ai cũng phải làm sao để có thể sống v́ Chúa và cho Chúa dù ư thức hay vô thức. 

Cảm Nghiệm 

Trong đời sống đạo của chúng ta cũng thế, nhất là trong hoạt động tông đồ hoặc mục vụ, chúng ta, thành phần mang danh là môn đệ của Chúa Kitô, thành phần đạo đức tốt lành, thậm chí c̣n hăng say phục vụ cộng đồng dân Chúa để xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô trong tầm tay và hoàn cảnh của ḿnh, thường vẫn c̣n mang nặng tâm thức bè phái và cạnh tranh. 

Bởi thế, chúng ta hay có ư nghĩ hay lời nói khinh thường những ai ngoại đạo, hay đồng đạo mà sống bê tha tội lỗi. Hội đoàn hay đoàn thể của chúng ta phải nổi hơn các tổ chức khác, hay chỉ có phong trào của chúng ta mới làm được việc này việc kia. Nhất là không có cá nhân của chúng ta trong hội đoàn hay phong trào, hoặc trong giáo xứ hay cộng đoàn, th́ những cơ cấu tổ chức ấy không phát triển được. Không ai có thể làm thay chúng ta hay hơn chúng ta trong tổ chức được chúng ta cộng tác hay lănh đạo. Bởi thế khi có người nổi hơn chúng ta hay được dân Chúa mộ mến hơn chúng ta, chúng ta tỏ ra những lời nói và thái độ khinh thường, chỉ trích, chê bai, chụp mũ, xuyên tạc v.v. làm sao cho họ bị hạ bệ... không bằng chúng ta, không như chúng ta! 

V́ chúng ta coi ḿnh không phải chỉ là những ǵ phụ thuộc, trái lại lấy ḿnh là chính yếu trong hết mọi sự như thế, chứ không phải Thiên Chúa và thay cho Thiên Chúa, chiếm chỗ của Thiên Chúa, mà chúng ta, như kinh nghiệm phũ phàng cho thấy, chúng ta hay có nhiều kẻ thù, và gặp nhiều trục trặc rắc rối trong hoạt động tông đồ hoặc mục vụ của ḿnh. Thậm chí đến độ bỏ cuộc hay phá ngang v́ bất măn và hận thù ghen ghét! 

Tinh thần yêu thương đoàn kết trong Chúa là Chủ Tể mọi sự và là cùng đích của mọi sự là những ǵ khôn ngoan rất đúng với dự án thần linh và ư định cứu rỗi của Thiên Chúa, bao gồm từng cá nhân cũng như chung tập thể loài người, và loài người có được Ngài sử dụng hay được ban cho hơn ai khác th́ họ cũng chỉ là phương tiện của Ngài, và cần phải chia sẻ những ǵ Ngài kư thác cho họ, như những nén bạc ân sủng cần phải sinh lợi theo ư chủ là Ngài. 

Thật vậy, nếu chia rẽ th́ chết và tiêu biểu cho sự chết, ngược lại đoàn kết th́ sống và tiêu biểu cho sự sống, th́ quả thực chỉ có sống v́ Chúa và trong Chúa mới sống thực sự hiệp thông, một sự sống hiệp thông phổ quát bao gồm tất cả mọi người. Đó là ư nghĩa của những ǵ Thánh Giacôbê Tông Đồ khuyên dạy thành phần Kitô hữu "huênh hoang với những lời khoác lác", tự cao tự đại tự đắc đối với những ai không thuộc về ḿnh hay theo bè phái của ḿnh trong Bài Đọc 1 hôm nay: "Anh em đâu có biết ngày mai sẽ ra sao. Bởi v́ đời sống anh em là cái ǵ? Là một chút hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi biến đi. Lẽ ra anh em phải nói rằng: 'Nếu Chúa muốn, và nếu chúng tôi c̣n sống, chúng tôi sẽ làm điều này điều kia'", nghĩa là một sự sống của thành phần nghèo hèn bé mọn trước mặt Thiên Chúa, chỉ biết t́m kiếm Chúa và sống trọn ư Chúa, nhưng lại là thành phần có phúc, đúng như câu đáp của Bài Đáp Ca hôm nay thâm tín và cảm nhận: "Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ". 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

 Thu.4.VII-TN.mp3

 

Thánh Polycarpo

 23/2

1. Ghi nhận lịch sử - Phụng Vụ

Theo “lá thư của các Kitô hữu thành Smyrna” về cuộc tử đạo của thánh Polycarpe, vị thánh giám mục này bị thiêu trên giàn củi ở hư trường Smyrna, vào ngày Sabbat, vào giờ thứ 8, ngày 23.02.155/156, trước mặt toàn dân. Lúc đó ngài khoảng độ 86 tuổi. Kỷ niệm này được ghi trong Hạnh các thánh tử đạo của thành Nicomédie (361). Những người Syrie, Byzantin và Copte đều mừng lễ này. Phương Tây, lễ nhớ thánh Polycarpe xuất hiện vào thế kỷ thứ VI, cho đến lần canh tân Phụng Vụ cuối cùng, Thánh lễ mừng vào ngày 26.01.

Theo truyền thống, thánh Polycarpe (có nhiều hoa trái) sinh khoảng năm 70, là môn đệ của thánh Gioan Tông Đồ và là thầy của thánh Irênê thành Lyon. Như thế, ngài đă tạo một dây liên kết giữa Giáo Hội nguyên thuỷ của các Tông Đồ với các thế hệ Kitô hữu sau này của Giáo Hội Tiểu Á và - nhờ vào môn đệ của ḿnh là Irênê thành Lyon – nối kết với xứ Gaule.

Là giám mục thành Smyrna, ngài đón nhận Ignatiô thành Antiochia, người bị dẫn độ đến Rôma để chịu cực h́nh tử đạo. Theo thánh Irênê, thánh Polycarpe thích nhắc lại liên hệ của ḿnh với thánh Tông Đồ Gioan và “những người đă thấy Chúa”. Ngài nhắc lại các lời nói của họ về đề tài Đức Giêsu và “sau khi nhận tất cả từ các chứng nhân của Ngôi Lời Hằng Sống, ngài đă nhắc lại đúng như Sách Thánh”.

Thánh Ignatio thành Antiochia, trong Lá thư gởi cho Polycarpe, đă động viên người bạn thân yêu này: “Hăy vững vàng như đe dưới búa. Một lực sĩ vĩ đại không thể thất bại dưới những cú đập như thế, nhưng phải thắng”. Thánh Polycarpe cũng đă chiến đấu cho đến khi bị thiêu sống để làm chứng cho t́nh yêu Chúa Kitô. Khi Tổng trấn đề nghị: “Ta thề, ta sẽ thả ông ra, nếu như ông nguyền rủa ông Kitô!” Vị thánh giám mục đă trả lời: “Đă 86 năm tôi phục vụ Người và không bao giờ Người làm một điều ǵ xấu cho tôi. Làm thế nào tôi có thể xúc phạm Vua của tôi, Đấng cứu tôi ?”

Sau khi Polycarpe bị thiêu, các Kitô hữu đến lượm xương c̣n lại, đặt vào một nơi đáng kính, nơi mà họ thường tụ tập “trong hân hoan và niềm vui để cử hành ngày lễ giỗ cho ngài”.

2. Thông điệp và tính thời sự

Sứ điệp của thánh Polycarpe chính là cuộc tử đạo của ngài, như “Lá thư Hội thánh Chúa ở Smyrna” đă nói.

Trong lời Tổng hợp, chúng ta cầu xin Thiên Chúa, nhờ lời cầu bầu của thánh nhân “được như ngài chia sẻ vào chén của Chúa Kitô để được sống lại vào đời sống vĩnh cửu”. Lời cầu nguyện này nhắc nhớ lại lời cầu nguyện của thánh Polycarpe, lúc bị trói vào cột, sẵn sàng hiến tế: “Lạy Chúa, Thiên Chúa của vũ trụ, Cha của Đức Giêsu Kitô, con chúc tụng Chúa v́ xét thấy con xứng đáng được chia sẻ vào chén của Chúa Kitô, để được sống lại cả hồn lẫn xác vào cuộc sống vĩnh cửu, trong sự bất tử do Chúa Thánh Thần ban tặng”. (Phụng Vụ Giờ Kinh). Trong lời tuyên xưng đức tin của thánh Polycarpe, chúng ta thấy rơ bản chất của mầu nhiệm Kitô giáo được nói lên rơ ràng: Thiên Chúa là Cha và là Đấng Sáng Tạo; Đức Giêsu là Tôi Tớ của Thiên Chúa, đồng thời cũng là Con duy nhất, rất được Cha yêu quí, Tư tế vĩnh cửu và thiên linh; Chúa Thánh Thần là nguồn sống và sự bất tử.

Các Kitô hữu đă thấy và đă chứng kiến cuộc tử đạo của thánh Polycarpe như đang tham dự một buổi Phụng Vụ. Trong lời nguyện của thánh nhân, chúng ta gặp được các yếu tố của Kinh Nguyện Thánh Thể: “Con ca tụng Ngài ...con chúc tụng Ngài nhờ vị Thượng Tế vĩnh cửu và thiên linh là Đức Giêsu Kitô”. Vị tử đạo, bị trói, được nh́n như con dê được chọn, giữa bầy để hiến tế, một lễ vật xứng đáng dâng lên Thiên Chúa”. Cuối cùng ngài xuất hiện giữa vùng lửa “như tấm bánh đang được nung lên, như vàng hay bạc rực lên giữa ḷ lửa, xông lên mùi như hương, như trầm”. Thánh nhân được vẽ như một “vị tử đạo đúng Phúc Âm” có nghĩa là giống Đức Giêsu Kitô, một hiến tế của người mục tử thành Smyrna trước mắt dân chúng như một mẫu gương đức tin và kiên nhẫn. Khi bắt chước cuộc khổ nạn của Đức Kitô, người ta sẽ được đồng h́nh đồng dạng với Người. V́ thế thánh Polycarpe đă viết cho dân thành Philliphê: “Hăy trở thành những người bắt chước sự kiên nhẫn của Chúa Kitô và nếu như chúng ta đau khổ v́ danh Người, hăy chúc tụng Người” (7,2).

https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-23-02-thanh-polycarpogiam-muctu-dao-49086

3- Tiểu Sử

Là môn đệ của thánh Gioan Tông đồ và là bạn của thánh Ignatiô ở Antioch, thánh Pôlycarpô, Giám mục của Smyrna (bây giờ là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ), là một vị lănh đạo đáng kính của Kitô giáo trong tiền bán thế kỷ thứ hai. 

Các vị lănh đạo Giáo hội thuộc thế hệ thứ hai đă gặp những thử thách mà thế hệ trước không đề cập đến. Họ phải làm ǵ khi thế hệ chứng nhân thứ nhất ấy không c̣n nữa? Lời dạy dỗ xác thực của Chúa Giêsu phải truyền lại như thế nào? Phải trả lời thế nào với các câu hỏi chưa từng có? 

Khi các Tông đồ không c̣n ở trần gian nữa, các lạc thuyết bắt đầu xuất hiện ngụy trang chính giáo, sự bách hại lại mạnh mẽ và bắt đầu xuất hiện các tranh chấp về vấn đề phụng vụ mà Đức Giêsu không bao giờ nói đến. 

Pôlycarpô, một người thánh thiện và là Giám mục của Smyrna, chỉ thấy có một câu trả lời – Trung thành với đời sống Đức Giêsu và bắt chước đời sống ấy. Thánh Ignatiô nói với thánh Pôlycarpô “linh đạo của anh đặt nền móng nơi Thiên Chúa như trên một tảng đá không thể nào lay chuyển nổi.” 

Khi đối diện với lạc giáo, thánh Pôlycarpô có “bộ mặt bộc trực” đến nỗi thánh Ignatiô phải thán phục, v́ ngài đă bắt chước cách Đức Giêsu trả lời người Pharisêu. Marcion, người lănh đạo lạc thuyết nhị nguyên, chủ trương có hai Chúa. Một Chúa trong Cựu ước th́ khác với Chúa của Tân ước, và Đức Giêsu là Con của Thiên Chúa trong Tân ước. Khi Marcion đối chất với Đức Giám mục Pôlycarpô, ông ta đă yêu cầu ngài: “Pôlycarpô, hăy thừa nhận chúng tôi.” Đức Pôlycarpô trả lời, “Tôi thừa nhận ngài, phải, tôi thừa nhận ngài là đứa con của Satan.” 

Trái lại khi đối diện với các bất đồng giữa các người Kitô hữu, ngài lại rất khoan dung và tôn trọng. Một trong những tương tranh thời ấy là việc cử hành lễ Phục sinh. Đông phương, là xuất xứ của thánh Pôlycarpô, cử hành mầu nhiệm Vượt Qua như sự Thương khó của Đức Kitô và tiếp theo sau bằng một Thánh lễ vào ngày kế tiếp. Tây phương cử hành lễ Phục sinh vào ngày chúa nhật sau tuần lễ Vượt Qua. Khi thánh Pôlycarpô đến Rôma để thảo luận về vấn đề này với Đức Giáo Hoàng Anicetus, họ bất đồng ư kiến. Nhưng các ngài cũng không thấy sự khác biệt trong đức tin Kitô giáo. Và Đức Thánh Cha Anicetus đă yêu cầu thánh Pôlycarpô cử hành Thánh lễ ngay trong nhà nguyện của Đức Giáo Hoàng, để tỏ ư tôn trọng ngài. 

Thánh Pôlycarpô đối diện với sự bách hại cũng như Đức Kitô đă làm. Chính giáo đoàn của ngài phải thán phục ngài v́ đă theo sát “gương phúc âm” – không t́m cách để tử đạo như một số người đă làm, nhưng trốn tránh sự bách hại cho đến khi thánh ư Chúa được thể hiện như Đức Giê-su Kitô đă làm. Họ coi đó là “một dấu chỉ t́nh yêu nói lên sự khao khát không muốn chỉ cứu chuộc có một ḿnh, nhưng c̣n cứu chuộc tất cả anh chị em Kitô Hữu.” 

Trong thời kỳ đẫm máu tử đạo Kitô hữu trong đấu trường, dân chúng trở nên điên cuồng đ̣i hỏi phải t́m bắt thánh Pôlycarpô, v́ ngài nổi tiếng thánh thiện. Thánh Pôlycarpô thật điềm tĩnh nhưng giáo dân thúc giục ngài đi trốn trong một nông trại gần thành phố. Quân lính t́m ra ngài sau khi tra khảo hai đứa bé. Ngài thiết đăi họ ăn và xin họ để ngài cầu nguyện trước khi điệu về đấu trường. 

Thấy đức tin vững vàng không lay chuyển của thánh Pôlycarpô, quan thống đốc ra lệnh thiêu sống, và khi quân lính châm lửa, nhiều người chứng kể lại họ được nh́n thấy một phép lạ. Lửa cháy thành một ṿng cung chung quanh thánh nhân, bao bọc ngài như các cánh buồm, và thay v́ bị đốt cháy, ngài lại rực sáng như vàng đang chảy trong ḷ lửa. Khi quân lính thấy ngài không hề hấn ǵ, chúng đă lấy dao đâm ngài. Máu ngài chảy ra đă dập tắt ngọn lửa. 

Quan thống đốc ra lệnh đốt xác thánh nhân mà không để giáo dân lấy xác, v́ ông sợ họ sẽ thờ thánh Pôlycarpô mà không thờ tà thần của người Rôma. “Chứng từ” tử đạo của thánh Pôlycarpô là chứng từ được ghi nhận một cách xác thực về sự tử đạo của người tín hữu Kitô ngay từ thuở ban đầu. Ngài chết vào khoảng năm 156. 

Trong nhiều lá thư của thánh Pôlycarpô, chỉ c̣n một lá ngài viết cho Giáo hội Philippi, Macedonia là c̣n giữ được cho đến ngày nay.

 

Lời bàn 

Thánh Pôlycarpô được công nhận là vị lănh đạo Kitô giáo bởi tất cả các Kitô hữu thuộc Giáo hội Tiểu Á – Một thành tŕ đức tin 

vững mạnh và trung thành với Đức Giêsu Kitô. Sức mạnh của ngài là bởi tín thác vào Thiên Chúa, ngay cả khi các biến động của đời sống mâu thuẫn với sự tin tưởng này. Sống giữa những người ngoại giáo và dưới chế độ đàn áp một tôn giáo mới, ngài đă chăn dẫn đàn chiên của ngài. Cũng như vị Mục tử tốt lành, ngài đă hy sinh mạng sống v́ đàn chiên và ǵn giữ họ khỏi bị bách hại thêm nữa. Sự tín thác vào Thiên Chúa của ngài được tóm lược trong câu nói trước khi chết: “Lạy Chúa Cha… Con ca tụng Ngài, v́ đă giúp con xứng đáng cho đến ngày giờ này…” (Sổ Tử đạo, chương 14). 

 

Lời trích 

“Hăy vững vàng trong cách ăn ở và noi gương Chúa, ‘trung kiên trong đức tin, yêu thương anh chị em, đoàn kết trong chân lư,’ giúp đỡ lẫn nhau với sự dịu dàng của Chúa, đừng khinh miệt một ai” (Thánh Pôlycarpô, Thư gửi tín hữu Philippi). 

Lm. Đaminh Phạm Xuân Uyển SDB

 

ThanhPolycarpoGMTD.mp3

 https://youtu.be/qZjZv4TQQxs